Giấy in mã vạch ( decal in mã vạch) là loại giấy tự dính, có đế keo, được dùng để in ấn mã vạch thông tin trước khi được dán lên sản phẩm, hàng hóa.. Giấy in decal có rất nhiều loại, chất liệu kích cỡ khác nhau, nhằm phục vụ mục đích quản lý và kiểm soát hàng hóa. Trong bài này, Sonamin sẽ hướng dẫn bạn những thông tin cơ bản nhất, logic nhất để chọn mua giấy decal để in mã vạch một cách chính xác và tiết kiệm nhất

Cấu tạo giấy in mã vạch

Giấy in tem mã vạch thông thường sẽ phải bao gồm tối thiểu 4 lớp: lớp đế, lớp chống dính, lớp keo và lớp mặt.

  • Lớp đế: là phần dưới cùng, hay còn gọi là lớp nền để giữ phần decal dính trên mặt. Lớp này sau khi bóc decal ra thì sẽ bỏ đi
  • Lớp chống dính: Lớp phủ trên bề mặt lớp đế,  khá bóng, giúp cho keo không dính trên mặt lớp đế decal
  • Lớp keo:Là thành phần quyết định độ dính của giấy decal, được phủ trên lớp keo. Tùy vào loại keo được sử dụng mà ta có các loại giấy decal khác nhau theo nhu cầu sử dụng: như decal  keo nước, decal keo nóng, decal keo reomve…
  • Lớp mặt: Lớp giấy thông thường trên cùng để in thông tin sản phẩm, hàng hóa lên trên đó. Lớp mặt cũng có rất nhiều loại chất liệu khác nhau: Decal giấy thường, Decal nhựa PVC, Decal xi bạc, hay decal nhiệt. Theo cảm quan trên lớp mặt thường thấy là mặt bóng và mặt nhám. Mặt nhám thô ráp hơn trong khi mặt bóng sáng hơn, thẩm mỹ hơn. Như vậy khi mua hàng nếu có yêu cầu chi tiết có thể kết hợp giữa chất liệu bề mặt và cảm quan:. Ví dụ như decal giấy thường mặt nhám hay decal giấy thường mặt bóng.
  • Lớp coating bề mặt: Lớp này không phải loại decal in tem mã vạch nào cũng có. Đó là một lớp được phủ thêm để bảo về bề mặt lớp mặt khỏi trầy xước, thời tiết hay chà xát. Thông thường cách nhà in tem nhãn sản phẩm dùng nilon cán bóng hoặc cán mờ.

 

Tìm hiểu các loại giấy in mã vạch trên thị trường

Có nhiều cách để phân loại giấy decal, trong đó đơn giản nhất là phân loại theo chất liệu lớp mặt, theo chất liệu lớp keo và phân loại theo quy cách đóng gói của tem nhãn:

  • Phân loại theo quay cách đóng gói sản phẩm:

Mỗi chiếc decal dù kích cỡ như thế nào cũng sẽ được đóng gói theo dạng tờ và dạng cuộn. Decal dạng tờ được cắt thành từng tờ theo kích cỡ A4, A5, A6 tùy theo như cầu sử dụng. Nhìn qua thì không khác gì giấy in a4 thông thường, chỉ khác là giấy in tem nhãn a4 có thêm lớp keo. Trong khi đó, decal được đóng gói dạng cuộn rất dễ nhận biết vì được bọc theo dạng cuộn hình trụ tròn có lõi rỗng. Nhờ quấn theo dạng cuộn nên chiều dài cuộn tem rất linh hoạt 30m, 50m, 150m….

  • Phân loại theo chất liệu decal

Decal giấy thường

Đây là loại giấy in mã vạch phổ biến nhất trên thị trường có giá thành rẻ nhất. Lớp mặt decal đơn thuần là giấy, xé rách, và khi in decal phải dùng thêm cuộn mực in mã vạch để in chuyển nhiệt thông tin lên mặt decal. Loại decal giấy này có ứng dụng vô cùng đa đạng trong logistic, vận chuyển, kho bãi, dán thùng, chai hàng hóa…Lưu ý, loại decal giấy thường thì sẽ xé rách và thấm nước nên không nên dùng ngoài trời, đồng thời, nên sử dụng trong thời gian ngắn vì độ lưu mực không lâu bền.

Decal giấy nhiệt trực tiếp

Loại decal này có ưu điểm rất lớn là mực đã được phủ trên bề mặt giấy, nên không cần mua cuộn mực in barcode để dùng thêm nữa, do đó tiết kiệm chi phí thay thế rất lớn, nhưng lại rất dễ sử dụng. Chỉ có loại giấy in tem nhiệt mới đặc biệt không dùng mực in đi kèm, còn các loại giấy decal còn lại bắt buộc phải mua ribbon mực in đi kèm để in.Khi cà tay, hoặc dùng bật lửa đốt  bề mặt tem cảm nhiệt sẽ thấy có vệt đen xuất hiện, đó là tính chất của lớp mực tem. Loại giấy in tem nhiệt này ngày nay được ứng dụng vô cùng rộng lớn đặc biệt trong các cửa hàng tiện lợi cho giấy in tem cân điện tử, các cửa hàng trà sữa dùng cho tem dán ly trà chanh trà sữa, và đặc biệt là tem dán giá sản phẩm quần áo, giày dép.

Decal a4 đế xanh

Decal nhựa PVC PP PET

Lớp mặt của decal nhựa PVC làm từ nhựa, không phải giấy, do vậy nó giúp cho cuộn decal mã vạch chống nước là một, chống xé là 2, cực kỳ tốt, thích hợp dùng cho ngoài trời, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi thường xuyên. Decal nhựa PVC dùng rất nhiều trong các bo mạch điện tử, trong các hàng hóa dán trên bề mặt kim loại và các thùng hàng cần vận chuyển trên quãng đường xa

Decal xi bạc

Decal xi bạc là loại có lớp mặt decal phủ nhôm alumi, nên có màu xám. Do đó tính chất của nó là chịu nhiệt độ rất cao, chống nước chống xé, tuổi thọ của tem trên 10 năm thường được dán trên các sản phảm ngoài trời như bình nóng lạnh, bình đựng nước Sơn Hà, Tân Á Đại Thành, hoặc bề mặt các sản phẩm có nhiệt độc cao như máy sấy tóc, nồi cơm điện..

Decal a4 đế xanh

Decal xi bạc

Phân loại theo chất liệu của lớp keo giấy in mã vạch

Tem nhãn mã vạch sử dụng keo nước: 

Keo nước là loại keo phổ thông nhất vì ứng dụng cơ bản, chất keo bám dính tốt, tuy nhiên do thành phần chính là nước nên trong quá trình thời gian dài sau khi dán keo, nước bốc hơi sẽ khiến keo càng cô đặc và dính chặt hơn. Decal dùng keo nước oạt động tốt trên các bề mặt khó dán nhãn và có khả năng chống chịu hóa chất và tiếp xúc với tia cực tím tốt. Do vậy các loại giấy in barcode sử dụng keo nước thường được dùng trong thời gian dài.

Tem nhãn mã vạch sử dụng keo nóng

Keo nóng hay còn gọi là hot melt: là loại keo cực kỳ mạnh, độ bám dính kinh khủng. Ngay khi bóc tem ra, keo sẽ tác dụng ngay trên bề mặt sản phẩm cực chắc. Nếu tem dán trên thùng carton thì khi lột ra có thể bóc  cả lớp cartoon bề mặt đi. Do vậy keo nóng được ứng dụng dán trên các hàng hóa yêu cầu keo rất cao và độ dính lớn. Decal dùng keo nóng có độ bám cao hoạt động tốt trên các bề mặt khó dán nhãn và mang lại độ bám ban đầu tốt hơn, đồng thời có thể tháo rời và loại bỏ khi không cần thiết.,

Tem nhãn mã vạch keo remove

Loại keo này độ dính thấp, có một tính chât đặc biệt là không để lại keo trên bề mặt sau khi bóc ra mà không làm hư hại bề mặt sản phẩm. Do vậy loại giấy cuộn in mã vạch này thường được sử dụng khi người dùng cần phải bóc tem ra khỏi sản phẩm sau khi dán, ứng dụng nhiều nhất trong ngành gỗ cho máy cắt CNC. Tem dán gỗ sau khi cắt sẽ được gỡ bỏ sau khi ráp các bộ phận của tủ quần áo, bàn ghế hoàn thiện.

Nguồn gốc xuất xứ giấy in mã vạch

Tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất giấy in mã vạch đều được nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ các nhà máy sản suất decal lớn của thế giới. Tiêu biểu nhất đó là AVERY Dennison của Mỹ, UPM của Phần Lan, Guanhao tech của Trung Quốc. Đây đều là các nhà sản xuất lâu năm và có thương hiệu trên thị trường, chất lượng đảm bảo.

Lưu ý khi mua giấy in mã vạch

Trước khi mua tem in barcode, người dùng cần quan tâm các lưu ý dưới đâu, để chọn công nghệ in phù hợp, chất liệu tem, chất liệu keo, và loại mực in mã vạch wax, wax resin hay resin thích hợp. Điều này đảm bảo cho việc in tem nhãn được lâu bền, mực in duy trì suốt quá trình sử dụng sản phẩm, đúng cầu sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí và công sức.

Do vậy người dùng cần chú ý các điểm sau đây:

Chọn bề mặt giấy in tem decal

Chất liệu bề mặt và hình dáng bề mặt của giấy in tem nhãn mã vạch  là 2 điểm quan trọng nhất để chú ý đảm bảo cho việc tem sẽ dán trên bề mặt sản phẩm một cách lầu bền. Đã có nhiều trường hợp người dùng chọn sai loại bề mặt giấy decal tem nhãn dẫn đến tem bị rơi không dính trên bề mặt carton và hợp nhựa, dẫn đến lãng phí. Điều này bởi vì giấy decal in tem nhãn có rất nhiều loại chất liệu như đã liệt kê bên trên. Hình dạng của con tem nhãn cũng cần lưu ý bởi vì hình tròn, hình chữ nhật sẽ khác nhau khi dán tem. Tem hình tròn có độ cong nhất định sẽ dán khó hơn ở các vị trí bo tròn trên sản phẩm. Do vậy tùy theo nhu cầu hãy cân nhắc hình dáng thích hợp. tròn, vuông chữ nhật và chọn chất liệu: decal giấy thường, decal xi bạc, decal nhựa PVC phù hợp

Nhiệt độ môi trường dán giấy decal mã vạch

Vật liệu và chất kết dính cũng nhạy cảm với nhiệt độ rất thấp và rất cao. Có hai loại nhiệt độ bạn cần xem xét, nhiệt độ ứng dụng và nhiệt độ bảo dưỡng:

Nhiệt độ ứng dụng là nhiệt độ mà nhãn decal đang được dán. Ví dụ, một ống nghiệm mới được lấy ra khỏi hộp ở nhiệt độ phòng và dán nhãn, nhiệt độ ứng dụng là 70ºF (21ºC)
Nhiệt độ bảo dưỡng là phạm vi nhiệt độ mà nhãn sẽ được sử dụng. Ví dụ, cùng một ống nghiệm được đổ đầy mẫu và được bảo quản lạnh. Một thời gian sau, nó được rã đông và khử trùng bằng hơi nước. Phạm vi nhiệt độ phục vụ là -112ºF (-80ºC) đến 212ºF (100ºC)
Các vật liệu tiêu chuẩn thường hoạt động tốt khi nhiệt độ ứng dụng tối thiểu là 25 ° F (-4 ° C) và trong nhiệt độ bảo dưỡng từ -65 ° F (-54 ° C) đến 200 ° F (93 ° C). Việc ghi nhãn trong các điều kiện ngoài phạm vi này yêu cầu sử dụng dung dịch truyền nhiệt và thông thường yêu cầu chất kết dính đặc biệt để đảm bảo rằng nhãn vẫn được giữ chắc.

Có sẵn chất kết dính cho các phạm vi nhiệt độ cụ thể. Các chất kết dính ở nhiệt độ cao và thấp có thể duy trì độ bám dính chắc chắn ở nhiệt độ cao và thấp nhưng chúng cần được phủ lên bề mặt ở nhiệt độ vừa phải. Mặt khác, chất kết dính mọi nhiệt độ đặc biệt ở chỗ nhãn có thể được dán lên bề mặt ở nhiệt độ dưới mức đóng băng.

Chọn loại keo dán theo nhu cầu sử dụng

Như đã phân tích ở trên có một số loại keo dùng cho giấy in mã vạch. Tiêu biểu có 3 loại chất kết dính cao: keo nóng, keo nước và keo remove

Keo nước: hoạt động tốt trên các bề mặt khó dán nhãn và có khả năng chống chịu hóa chất và tiếp xúc với tia cực tím tốt.

Keo nóng:  có độ bám cao hoạt động tốt trên các bề mặt khó dán nhãn và mang lại độ bám ban đầu tốt hơn. Ngoài chất kết dính vĩnh viễn, có một số loại chất kết dính có thể tháo rời: có thể tháo rời, đa tháo rời, siêu tháo rời và bảo mật.

Ứng dụng chính của keo remove là tạo độ bám dính tốt trên sản phẩm khi được dán nhãn ban đầu đồng thời cho phép một người tháo nhãn mà không làm hỏng nhãn và bề mặt sản phẩm. Cũng có thể xóa nhãn một cách sạch sẽ khi nhãn không còn cần thiết.

Ngoài ra còn có một số loại keo cao cấp hơn để chống giả mạo,phát hiện bảo mật bạn có thể chú ý

Giấy decal dùng keo dán đa năng:  có thể tháo rời độc đáo ở chỗ nó cho phép dán nhãn, gỡ bỏ và dán lại lên bề mặt. Điều này cho phép định vị lại nhãn trên bề mặt nếu cần.

Giấy decal dùng keo siêu dính: kết dính siêu có thể tháo rời cho phép loại bỏ sạch sẽ khỏi hầu hết các bề mặt mà không làm hỏng nhãn hoặc bề mặt (kể cả bề mặt kim loại và kính).

Giấy decal dùng chhất kết dính chống giả mạo: cho phép bạn nhìn thấy bằng mắt khi nhãn được gỡ bỏ vì mẫu keo vẫn còn trên bề mặt. Loại chất kết dính này có thể hỗ trợ các yêu cầu về tính toàn vẹn của bảo hành khi nhãn được gỡ bỏ. Loại decal này thường dùng với tem Void an ninh trong camera, nhà máy xí nghiệp

Khả năng chịu mài mòn

Tiếp xúc và cọ xát sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc mã vạch và hình ảnh theo thời gian. Nếu trong ứng dụng tem nhãn mã vạch của bạn, nhãn in tiếp xúc với các vật có thể làm xước và không thể đọc được, thì nên cần nhắc sử dụng mực in tem mã vạch phù hợp cao cấp hơn như mực in tem nhãn wax resin hoặc resin, loại ribbon mực in có hàm lượng nhựa cao hơn sẽ cải thiện độ bền của thông tin trên tem.

Khả năng chịu hóa chất

Khi nhãn decal tiếp xúc với hóa chất vừa phải đến cực mạnh, cần phải sử dụng giải pháp innhãn truyền nhiệt. Trong trường hợp hóa chất khắc nghiệt và vô cùng khắc nghiệt, ruy băng in mã vạch có hàm lượng resin tốt, có độ bền cao cũng được khuyên dùng

Sử dụng tem nhãn trong nhà hay ngoài trời

Nếu sản phẩm của bạn phải chịu tác động của các yếu tố ngoài trời (mưa, nắng, v.v.), thì cần phải có vật liệu tổng hợp truyền nhiệt và bề mặt tem tốt để tồn tại trước các yếu tố môi trường khắc nghiệt này. Sonamin có giải pháp cung cấp nhãn chuyển nhiệt và kết hợp ruy băng in mã vạch có tuổi thọ lên đến 10 năm ngoài trời.

Tuổi thọ của nhãn in mã vạch

Bằng cách biết được nhãn sẽ cần đọc được trong bao lâu cùng với các yếu tố môi trường, sẽ giúp bạn xác định giải pháp tối ưu. Ví dụ: nếu nhãn chỉ yêu cầu khả năng đọc trong sáu tháng và không cần chống lại hóa chất, độ ẩm và mài mòn, nhãn giấy nhiệt trực tiếp sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nếu nhãn phải chịu các hóa chất vừa phải và ở trên một mặt hàng sẽ sử dụng trong 10 năm hoặc được lưu trữ bên ngoài hơn ba năm, thì nên dùng decal xi bạc

Tốc độ in

Đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc, vì lựa chọn chất liệu decal in tem  mã vạch và mực in tem nhãn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ in tối đa. Thông thường, các nhãn tổng hợp không tạo ra văn bản và mã vạch chất lượng trên 6 ips và để in ở tốc độ 12 ips trở lên, cần phải có nhãn giấy chuyển nhiệt với ruy băng in mã vạch resin mới in được ở tốc độ cao.In ở tốc độ 600 DPI là cần thiết khi in các định dạng có đồ họa chi tiết và / hoặc phông chữ nhỏ. Không phải tất cả các vật liệu đều tương thích để in ở 600dpi dẫn đến chất lượng in và độ bền thấp. Do vậy trước khi mua giấy in mã vạch, bạn nên tham vẫn nhà cung cấp máy in mã vạch ‘công nghiệp các thông số cần thiết tương thích với loại decal cần dùng hay không

Decal a4 đế xanh

Bảng giá giấy in mã vạch

Loại Giấy In Mã VạchKích Thước Cuộn (mm)Giá Tiền mỗi Cuộn (đ)
Decal nhiệt trực tiếp35x22                 35,000
Decal nhiệt trực tiếp60x40                 40,000
Decal nhiệt trực tiếp100x150                 85,000
Decal nhiệt trực tiếp50x30                 35,000
Decal nhiệt trực tiếp40x30                 30,000

Bảng giá từng loại phụ thuộc vào kích thước, số lượng đặt hàng và chất liệu, do đó báo giá trên cho một số loại giấy in mã vạch chỉ mang tính tham khảo, để được báo giá chính xác hơn vui lòng liên hệ hotline bán hàng của công ty Sonamin

Mua giấy in mã vạch ở đâu

Với hơn 10 năm kinh nghiệp sản xuất và cung cấp giấy decal và mực in mã vạch công nghiệp trên thị trường, Sonamin có giải pháp cho các nhu cầu ứng dụng cảu bạn. Cho dù bạn đang phải đối mặt với việc vận chuyển, sản xuất linh kiện điện tử, dán nhãn theo đơn đặt hàng hay thậm chí là các ứng dụng trích dẫn điện tử, Sonamin có thể cung cấp giải pháp tại kho hoặc giải pháp tùy chỉnh cho bạn.

Sản phẩm đã xem